www.donghuongtienphuoc.com - Đồng hương Tiên Phước - Quê hương là của chúng tôi nhưng cảm nhận là của bạn

Xuất khẩu chế phẩm từ nấm lim xanh Tiên Phước

Trong thời gian qua, y khoa quốc tế đã tiến hành thử nghiệm và ghi nhận một bài thuốc điều trị ung thư nhờ sử dụng các chế phẩm từ nấm lim xanh Tiên Phước  - một loài nấm đặc hữu của Việt Nam. Chế phẩm này bước đầu được xuất khẩu sang Mỹ và một số nước châu Âu.

 Theo Tạp chí Tin tức y tế (The Medical News) xuất bản tại Mỹ, bác sĩ Ke-ry Ma-tên và các cộng sự tại bệnh viện St. John của Anh trong một nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng đã sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước làm thuốc điều trị ung thư và đạt hiệu quả rất khả quan. Nghiên cứu được tiến hành đối chứng bởi hai nhóm bệnh nhân ung thư, trong đó một nhóm sử dụng chiết xuất nấm lim xanh Tiên Phước và nhóm kia dùng giả dược trong một liệu trình ba mươi ngày. Hai nhóm bệnh nhân này mắc nhiều dạng ung thư khác nhau: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng...

Kết quả thực nghiệm lâm sàng cho thấy, nấm lim xanh Tiên Phước giúp kiềm chế đáng kể sự tiến triển của bệnh ung thư, trong đó có một số bệnh nhân có sự giảm dần số lượng tế bào ung thư và cải thiện các chỉ số sinh học quan trọng khác. Theo bác sĩ Ke-ry Ma-tên, trưởng nhóm nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng này mở đường cho một dự án nghiên cứu sâu hơn về các tính năng, dược chất và tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước trong ngăn ngừa và điều trị ung thư.

Ðược biết, lô nấm lim xanh sử dụng trong thử nghiệm y học trên đây được mua từ Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước (tên tiếng Anh: Tien Phuoc forestry and agricultural products company limited) được gửi sang từ Việt Nam. Ðây là loại nấm đã được chế biến theo phương pháp độc quyền của Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước để tăng cường hoạt tính của nấm. Công năng của nấm lim xanh Tiên Phước là nhờ sự phối hợp theo công thức của hơn 20 loại dược liệu quý hiếm như trầm hương, hồi, quế... Trong đó, nấm lim xanh là dược liệu chủ đạo, còn các loại dược liệu khác chỉ tham gia vào quá trình chế biến như ngâm, ủ, xông cho nấm lim xanh Tiên Phước.  Riêng loại nấm lim xanh sống (còn nguyên cây) chưa qua chế biến có tác dụng không đáng kể.

Việc các bác sĩ của bệnh viện St. John đưa nấm lim xanh vào thử nghiệm điều trị cũng hoàn toàn tình cờ. Bắt đầu từ việc một bệnh nhân gốc Việt Nam, cô Ka-ti Huong Nguyen, đang được điều trị ung thư vú ở đây đã sử dụng nấm lim xanh Tiên Phước để tự chữa bệnh song song với phác đồ điều trị mà bác sĩ Ke-ry Ma-tên đã chỉ định. Sự tiến triển bất ngờ của bệnh nhân này đã khiến bác sĩ Ke-ry Ma-tên chú ý bởi khả năng đáp ứng thuốc thần kỳ của bệnh nhân.

Sau một thời gian nằm điều trị tại đây, cô gái gốc Việt đã xuất viện với thời gian rút ngắn hơn rất nhiều lần so với các bệnh nhân trước đây. Xem xét kỹ bệnh án cũng như lịch sử điều trị của bệnh nhân này, bác sĩ Ke-ry Ma-tên có ý tưởng tiến hành thực nghiệm lâm sàng với nấm lim xanh Tiên Phước để điều trị ung thư và đã đạt kết quả rất khả quan. Quá trình lựa chọn nấm lim xanh để thực nghiệm lâm sàng, bác sĩ Ke-ry Ma-tên và các cộng sự đã sử dụng máy phân tích sắc ký khí hiện đại để phân tích thành phần dược chất của các mẫu nấm lim xanh khác nhau. Kết quả cho thấy hàm lượng dược chất trong nấm lim xanh của các mẫu bán trên thị trường rất thấp, do đó các nhà khoa học đã sử dụng mẫu nấm lim xanh đã qua chế biến của Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước để điều trị cho bệnh nhân bởi các chỉ số hàm lượng dược chất đo được đều cao hơn các mẫu khác từ 5 đến 10 lần.

Nấm lim xanh có tên gọi là Ganoderma Lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst., còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt., thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae), là loài nấm đặc hữu chỉ mọc trên cây lim xanh trong rừng nguyên sinh của Việt Nam và Lào. Trong tự nhiên, nấm lim xanh chỉ phân bố ở khu vực rừng cây tán lớn, rừng già hay rừng nguyên sinh chưa chịu các tác động tiêu cực của con người. Kiểu rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh với các loại cây tán lớn ở Việt Nam hiện nay còn rất hiếm. Khu vực Quảng Nam mà từ trước đến nay một số người dân cũng như báo chí đồn thổi về sự tồn tại của loài nấm lim xanh là không có thật bởi khu vực này đã gần như trở thành đồi trọc do nạn phá rừng. Lâm vực này hoàn toàn không đủ điều kiện cho nấm lim xanh tồn tại bởi đặc thù của loài nấm này chỉ sống được dưới bóng râm, không chịu được ánh nắng. Chính vì thế các loài nấm bán ở Quảng Nam chủ yếu là các loại nấm linh chi cỏ, nấm chò... được sử dụng làm giả nấm lim xanh. Việc lừa đảo này có khả năng gây nguy hiểm cho bệnh nhân bởi hóa năng của các loại nấm rất khác nhau, sử dụng không có liệu trình kiểm soát có thể gây hậu quả xấu đến tiên lượng bệnh lý.

Nấm linh chi cỏ thường chỉ sử dụng để làm chè uống giải nhiệt mà nhiều đối tượng làm giả nấm lim xanh có hình dạng như trong ảnh dưới đây hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh. Ðặc điểm của nấm linh chi cỏ là thường có chân nấm dài cỡ một ngón tay trở lên, mũ nấm nhỏ với đường kính trung bình cỡ miệng chén (bát ăn cơm), nấm có mầu nâu vàng. Ðiều đáng nói là loại nấm linh chi cỏ có giá trên thị trường chỉ vài chục nghìn một ki-lô-gam này được những kẻ lừa đảo bán với giá rất cao. Chính vì thế, nguồn nấm lim xanh mà Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước sử dụng cho thử nghiệm y học trên đây cũng như cung cấp trên thị trường là nguồn nấm lim xanh do đội ngũ thợ sơn tràng của công ty trực tiếp tìm hái ở khắp các cánh rừng nguyên sinh ở Trường Sơn, Tây Nguyên và khu vực Nam Lào.

Theo Công ty TNHH Nông lâm sản Tiên Phước, công ty đã xuất khẩu nấm lim xanh đã qua chế biến đi nhiều nước trên thế giới, chủ yếu ở các nước Anh, Pháp, Mỹ và một số nước châu Âu khác. Ban đầu, khách hàng của công ty là các Việt kiều có thân nhân ở Việt Nam, mua nấm lim xanh với mục đích chữa bệnh cá nhân. Từ thời điểm tạp chí The Medical News giới thiệu công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước chữa bệnh ung thư hiệu quả thì sản phẩm nấm lim xanh của công ty được biết đến nhiều hơn, một số doanh nghiệp phân phối dược phẩm của nước ngoài đã liên hệ để ký kết hợp đồng cung cấp nấm lim xanh độc quyền ở một vài thị trường châu Âu. 

                                                               Quang Minh - Báo Nhân Dân