Trở về nước, anh Châu bắt đầu mày mò tự tìm tài liệu nghiên cứu về công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu, tìm tòi chủ yếu trên mạng Internet với tài liệu, thông tin hết sức hạn chế. Anh Châu bắt đầu hành trình “bắt vi sinh vật” trong tự nhiên để nghiên cứu tạo ra giống vi sinh vật hữu ích, nhân giống để tạo ra một loại phân vi sinh của riêng mình. Và hành trình bắt vi sinh vật của anh Châu bắt đầu từ cuối năm 2007. “Nói bắt vi sinh vật chẳng ai tin, kể cả nhiều nhà khoa học. Nhưng thực tế, vi sinh vật có ở khắp nơi, có con tốt con xấu. Bắt vi sinh vật đòi hỏi lắm công phu và có bí kíp riêng!”, anh Châu tiết lộ. Để bắt được vi sinh vật tốt, hữu ích về nghiên cứu anh Châu đã bỏ nhiều ngày lặn lội vào rừng núi, tìm kiếm và nuôi con vi sinh vật của mình. Khi nuôi thành công, vi sinh vật sẽ được mang về để nhân giống. Tất cả nghe chừng đơn giản, nhưng đó là cả một quá trình mà anh Châu phải bỏ nhiều công sức, ròng rã 6 năm mới thành công. Ứng dụng sản xuất phân bón Năm 2012, sản phẩm phân vi sinh học của anh Châu đã đến với người nông dân và hiệu quả thấy rõ. Anh Châu cho biết, hiện tại, ở huyện Đức Linh (Bình Thuận) có 13 xã sử dụng phân vi sinh vật mang lại hiệu quả cao. Nhiều nông dân ở Tiên Phước và các huyện lân cận đã sử dụng phân bón vi sinh học do anh Châu sản xuất. Đồng thời, anh Châu cũng đã chuyển giao công nghệ cho nông dân giúp người dân tự sản xuất phân vi sinh học dựa trên những nguyên liệu sẵn có kết hợp những vi sinh vật do anh Châu bắt và nhân Theo tính toán của anh Châu, nếu 1 sào ruộng dùng phân bón thông thường, người nông dân cần 400.000 đồng chi phí. Tuy nhiên, nếu sử dụng công nghệ vi sinh vật chỉ tốn 200.000 đồng, nông dân sẽ tạo ra được 1 tấn phân vi sinh sử dụng hiệu quả và tiết kiệm rất nhiều. Hiện tại, từ những vi sinh vật do mình bắt được, anh Châu đã ứng dụng vào việc sản xuất phân bón, đất sạch, thuốc sâu phòng trừ bệnh sinh học, phân bón lá. Theo anh Châu, ngoài việc nâng cao năng suất cho cây trồng việc ứng dụng vi sinh vật vào việc chế tạo các sản phẩm phục vụ ngành nông nghiệp còn góp phần bảo vệ môi trường. Bởi xu thế ngành nông nghiệp trên thế giới đang hướng đến công nghệ sạch. Anh Châu cho biết, trong thời gian tới anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô việc sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh, cung ứng cho thị trường mà trước mắt là nông dân ngay tại địa phương để giúp người dân giảm bớt chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả cây trồng. Nguyễn Thành - Báo Tiền Phong |
Chàng trai bắt vi sinh vật giúp nhà nông
Sau hơn 6 năm bỏ công sức, thời gian tự học hỏi, tìm tòi nghiên cứu chàng trai trẻ Bùi Ngọc Châu (31 tuổi, thôn Cẩm Phô, xã Tiên Cẩm, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đã thành công với việc chế tạo ra các loại vi sinh vật để ứng dụng vào sản xuất, giúp ích người nông dân. Anh Bùi Ngọc Châu sản xuất phân đất sạch Cẩm Phô ứng dụng công nghệ vi sinh học.
Mê công nghệ
Bùi Ngọc Châu sinh ra trong gia đình có 4 anh em, bố mẹ làm nghề nông. Năm 2007, anh Châu tốt nghiệp Đại học công nghệ TPHCM, tuy nhiên thay vì theo đuổi ước mơ công nghệ, anh Châu chọn cho mình hướng đi gắn liền với nông nghiệp bằng cách nghiên cứu, chế tạo phân bón vi sinh vật. Năm 2012, các sản phẩm như phân bón, thuốc sâu, đất sạch ứng dụng công nghệ vi sinh vật của anh Châu ra đời giúp sức người nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả, tăng năng suất.
Câu chuyện về chàng trai trẻ mê công nghệ nhưng lại tìm tòi nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp, phân bón khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Anh Châu chia sẻ, từ bé gia đình khó khăn nên sớm gắn bó với ruộng đồng, quen cảnh chân lấm tay bùn, quen với cây lúa, người nông dân.
Lớn lên, khi được ăn học, đi nhiều nơi, anh Châu chợt nghĩ, sao người nông dân quê mình vẫn nghèo khổ, năng suất cây trồng không tăng, cuộc sống của người nông dân trong đó có cả bố mẹ mình vẫn không được cải thiện mấy.
Và rồi, sau một vài lần tham quan các trang trại ở miền Nam, tiếp đó được sang Thái Lan, anh Châu không khỏi ngạc nhiên về việc sử dụng công nghệ vi sinh vật được nông dân nước bạn áp dụng mang hiệu quả cao lại bảo vệ môi trường.