Họ gặp nhau. Người này hiểu rõ số phận của người kia nên họ nghĩ cần đến với nhau để chia sẻ, an ủi. Năm 2005, họ cưới nhau trong cảnh nghèo - một đám cưới tái bản cuộc đời rất hợp pháp, bởi họ ra trước chính quyền xã đăng ký kết hôn rất ngay ngắn. Họ tin rằng chuyện đổ vỡ trước đó là bài học kinh nghiệm vừa đắng cay nhưng cũng rất cần thiết để họ xây dựng cuộc hôn nhân tái bản này. Họ có được hai đứa con chung. Tưởng đâu đời sống đã êm đềm thì đùng một cái, chị biết ra anh vẫn đi lại với người vợ cũ. Lần thứ nhất, chị nộp đơn ra Tòa án nhân dân huyện Tiên Phước (Quảng Nam) xin ly hôn. Anh tỏ ra hối hận, mong vợ đừng ly hôn để anh có cơ hội sửa chữa sai lầm. Họ tái hợp. Thế nhưng, anh vẫn đi lại với người xưa. Cuộc sống gia đình vì vậy rất căng thẳng. Tiền bạc càng ngày càng yếu kém, anh chị xoay qua đay nghiến nhau về chuyện kinh tế gia đình. Nhiều năm rồi, họ cũng hững hờ chuyện chăn gối với nhau. Lần thứ hai, chị nộp đơn ra Tòa án nhân dân huyện xin ly hôn. Đây là một tờ đơn… tái bản tờ đơn trước; mục đích chính là xin được ly hôn mối tình tái bản của đời mình. Xét thấy cuộc hôn nhân của họ không đạt được mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, Tòa án nhân dân huyện chấp nhận yêu cầu của chị, cho họ ly hôn. Tòa giao bé trai lớn cho cha nuôi dưỡng, bé trai nhỏ cho mẹ nuôi dưỡng, không bên nào phải chu cấp tiền cho bên kia nuôi con bởi cả hai bên cùng nghèo túng. Về tài sản chung cơ bản không có gì, tòa để cho hai bên tự thỏa thuận. Nói chung, cuộc hôn nhân tái bản này đã được hai bên đồng ý đình bản. Còn mỗi người trong họ có… tái bản lần thứ hai với ai nữa hay không thì đó là quyền của họ. Món này luật pháp không cấm. Vũ Đức Sao Biển - Báo Thanh Niên |
Từ tái bản tới đình bản
Chị đã có một đời chồng, có được một đứa con riêng và đã ly dị. Chị nghèo, phải gửi con xuống một huyện khác nương nhờ người bà con; phần chị ở lại quê nhà lam lũ kiếm sống. Anh cũng đã có một đời vợ, chưa có đứa con nào, đã ly hôn. Anh cũng nghèo, nếu không đạt hạng nhất hạng nhì thì cũng là hạng ba trong huyện Tiên Phước.