www.donghuongtienphuoc.com - Đồng hương Tiên Phước - Quê hương là của chúng tôi nhưng cảm nhận là của bạn

Chiêm ngưỡng nhà cổ hai lần Ngô Đình Diệm gạ mua

Ngôi nhà 200 năm tuổi của ông Nguyễn Đình Hoan (54 tuổi, thôn Lộc Yên, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) tựa lưng vào một ngọn đồi, vẫn được người dân trong vùng gọi là căn nhà cổ đẹp nhất 'xứ Tiên'.


 

Nhà cổ 3 gian, 2 chái có tuổi đời 200 năm Nhà cổ 3 gian, 2 chái có tuổi đời 200 năm  

     Thôn Lộc Yên ngày nay vẫn còn nhiều ngôi nhà cổ. Tuy nhiên, nói đến nhà cổ đẹp nhất và nguyên vẹn nhất, người địa phương sẽ không ngần ngại chỉ ngay cho bạn đường đến ngôi nhà của ông Nguyễn Đình Hoan.

    Ông Hoan cho biết, ngôi nhà được thi công nhờ bàn tay khéo léo và tài hoa của thợ mộc làng Văn Hà (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) trứ danh một thuở.

 

Về “xứ Tiên” bạn dễ dàng bắt gặp ngõ đá rêu phongVề “xứ Tiên” bạn dễ dàng bắt gặp ngõ đá rêu phong

 Lối vào căn nhà cổ đầy thơ mộng của ông Nguyễn Đình Hoan
Lối vào căn nhà cổ đầy thơ mộng của ông Nguyễn Đình Hoan 3Lối vào căn nhà cổ đầy thơ mộng của ông Nguyễn Đình Hoan

      Dù trải qua nhiều cuộc biến thiên trong lịch sử, bom rơi, hỏa hoạn, 5 thế hệ trong gia đình ông Hoan vẫn cố giữ và phục dựng ngôi nhà cổ này. Nhà được dựng hoàn toàn từ nguyên liệu gỗ mít. Trong đó, những cột gỗ có đường kính đến cả sải tay người lớn. Ngôi nhà này là kiểu mẫu điển hình nhà ở cổ truyền của người Việt Nam với lối kiến trúc nhà “ba gian hai chái (phòng)”.

      Theo nhiều tài liệu về nhà ở cổ truyền người Quảng Nam, trước năm 1941, ngôi nhà này có hai tầng mái: tầng trên lợp tranh, tầng dưới là hỗn hợp của đất sét trộn với rơm cắt nhỏ.

 

 Cửa chính vào ngôi nhàCửa chính vào ngôi nhà

 

     Theo đánh giá của nhiều người, điểm nhấn của ngôi nhà nằm tập trung ở phần trên các thanh trính (thanh gỗ nối hai cột chiều dọc ngôi nhà) với lối kèo thượng giao nguyên, dưới kèo có “trỏng quả” và tấm “gia thu thủ quyển”.

      Nếu nhìn về hai phía đầu hồi sẽ thấy bộ “gia thu thủ quyển” mềm mại bởi nét chạm hoa lá nhẹ nhàng cùng hình cuốn thư. Nếu đưa mắt về gian thờ tự của ngôi nhà ngay chính giữa, người xem lại bắt gặp bộ “trỏng quả” với chân đế, quả bí và bộ lá (gọi là ấp quả) được điêu khắc tỉ mỉ tựa hình con dơi đang bay.

 

Khung chính căn nhà là những thân gỗ mít thẳng tắp, rộng cả vòng tay người lớnKhung chính căn nhà là những thân gỗ mít thẳng tắp, rộng cả vòng tay người lớn

 Căn nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ mít nên dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng “nước gỗ” vẫn vàng rượmCăn nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ mít nên dù đã trải qua hàng trăm năm nhưng “nước gỗ” vẫn vàng rượm

 

     Không chỉ vậy, sự độc đáo của ngôi nhà cổ này còn ở những chiếc trính được đục đẽo cong ở hai đầu rất kỳ công. Trong nhà có 36 cây cột chính đều được đặt trên đá tảng, trong đó có 16 cột trụ lớn được làm từ nguyên cây mít.

     Quan sát kỹ các thanh kèo gối lên nhau, người xem sẽ liên tưởng đến những con rồng như đang nối đuôi nhau “sà” từ nóc xuống đến tận hiên nhờ những nét chạm trổ cực kỳ tinh xảo.

    Ngoài ra, để ý kỹ các kèo, người chiêm ngưỡng sẽ rất thích thú khi bắt gặp hình ảnh như con dơi, chim, hoa mai, hoa lan, hình cuốn thư…

    Theo chủ nhà, phải mất 3 năm chạm trổ, đục đẽo, ngôi nhà mới hoàn thành. Vì giá trị tạo hình hết sức nghệ thuật nên căn nhà này đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

 

 Kết cấu ngôi nhà rất chắc chắnKết cấu ngôi nhà rất chắc chắn

 Gian giữa ngôi nhà tập trung nhiều chi tiết điêu khắc độc đáoGian giữa ngôi nhà tập trung nhiều chi tiết điêu khắc độc đáo

 Bộ “gia thu thủ quyển” nằm giữa kèo và trính với đường nét chặm thủng độc đáoBộ “gia thu thủ quyển” nằm giữa kèo và trính với đường nét chạm khắc độc đáo

 Tấm gỗ rộng trên 1,5 mét ngăn cách phòng phụ với gian chínhTấm gỗ rộng trên 1,5 m ngăn cách phòng phụ với gian chính

 Phong cách điêu khắc đậm nét của phường thợ mộc Văn HàPhong cách điêu khắc đậm nét của phường thợ mộc Văn Hà

 Bộ ấp quả với hình ảnh quả bí ngay tại gian giữa để cầu mong đủ đầyBộ ấp quả với hình ảnh quả bí ngay tại gian giữa để cầu mong đủ đầy

 Ngay dưới xà kèo vẫn được chạm trổ và tạo đường cong mềm mại cực kỳ công phuNgay dưới xà kèo vẫn được chạm trổ và tạo đường cong mềm mại cực kỳ công phu

 Hình bát quái được điêu khắc đặt tại gian giữa để trừ tàHình bát quái được điêu khắc đặt tại gian giữa để trừ tà

 Họa tiết mai, lan, cúc, trúc, chim muông… được đưa vào nơi trong căn nhà cổHọa tiết mai, lan, cúc, trúc, chim muông… trong căn nhà cổ

 “Hình cuốn thư” vơi nét chạm “thủng” khiến nhiều người kinh ngạc về trình độ điêu khắc mộc ngày xưa“Hình cuốn thư” khiến nhiều người kinh ngạc về trình độ điêu khắc mộc ngày xưa

  Cặp liến đối trên 2 cột gỗ mít tại gian giữaCặp liến đối trên 2 cột gỗ mít tại gian giữa

  Cách bài trí theo cung cách cổ xưa đúng 200 năm về trướcCách bài trí theo cung cách cổ xưa đúng 200 năm về trước

 Nôi thất vừa sang trọng vừa cổ điển trong ngôi nhàNội thất vừa sang trọng vừa cổ điển trong ngôi nhà

 Đặc biệt, trong ngôi nhà cổ này có chiếc bàn tự xoay nổi tiếng độc đáoĐặc biệt, trong ngôi nhà cổ này có chiếc bàn tự xoay nổi tiếng độc đáo

 Nhiều ngôi nhà tại ngôi làng này được xây dựng trên các vị trí đắc địa: nhà có hậu chẩm, trước có bình phong, thế phong thủy tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ…Nhiều ngôi nhà tại ngôi làng này được xây dựng trên các vị trí đắc địa: nhà có hậu chẩm, trước có bình phong, thế phong thủy tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ…

        Nhưng sự nổi tiếng của ngôi nhà không chỉ có thế mà nó còn gắn với những “giai thoại” về sự “cứng đầu” của chủ nhà khi hai lần thẳng thừng từ chối việc gạ mua của Ngô Đình Diệm. Trong dân gian và xác nhận của ông Nguyễn Đình Hoan, thì theo lời kể của cha ông (cụ Nguyễn Huỳnh Anh) khi còn sống, Ngô Đình Diệm đã hai lần thất bại khi muốn mua ngôi nhà này.

      Ông Hoan chậm rãi khi nhớ lại câu chuyện cha ông vẫn thường nhắc: “Ngô Đình Diệm từng hai lần đến gạ mua ngôi nhà này nhưng cha tôi nhất quyết không bán. Trước khi mất ông vẫn dặn con, cháu phải gìn giữ ngôi nhà này hết sức cẩn thận vì đó là nơi thờ phụng tổ tiên gia đình”.

       Nhiều lần sau đó, những tay chơi nhà cổ có “máu mặt” sẵn sàng trả tiền tỉ để có được ngôi nhà nhưng cũng không được. Ý chí của nhiều thế hệ chủ nhà vẫn được giữ gìn như hai câu liễn đối: Nhất sanh trì thủ trọng can trường/Bách tải triệu bằng bồi phước trạch (Tạm dịch: Một đời sanh ra gìn giữ đạo can trường/Trăm năm giữ gìn nền móng).

                                                                         Hoàng Sơn - Báo Thanh Niên